Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Mác in Nhân Phúc | mác vải | mác lụa satin | 090 465 1862

Công ty Nhân Phúc chuyên dệt và in các loại nhãn mác quần áo cao cấp, chất lượng cao theo tiêu chuẩn Châu Âu, trong phạm vi Pháp luật cho phép (mác quần, mác áo, mác cổ, mác sườn, mác kẹp, dây dệt, mác lụa satin, mác giấy, ..). Sản phẩm mác dệt, dây dệt, mác in của chúng tôi có chất lượng đồng đều, màu sắc tươi tắn, sắc nét, mịn chữ, mềm tay, ... Mác dệt, mác áo, nhãn mác Nhân Phúc trong nhiều năm qua đã được nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở may mặc trên cả nước tin dùng.
Nhân Phúc là nhà sản xuất trực tiếp, nên chúng tôi nhận dệt và in với số lượng bất kỳ từ số lượng rất ít cho đến những đơn hàng xuất khẩu lớn.
Giá thành xuất xưởng rẻ và hợp lý chỉ từ 100 đồng cho 1 nhãn trở lên.
Thời gian sản xuất nhanh chóng, chỉ từ 3 - 10 ngày trở lên (tùy theo tiến độ sản xuất).

Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư Nhân Phúc
Xưởng in và sản xuất bao bì nhãn mác
Hotline: 090 465 1862 - 04.6680 9666.
Website: www.NhanPhuc.vn .
Địa chỉ: Nhà N15, khu K10, ngõ 445 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

Xưởng In và Sản xuất Bao bì nhãn mác - Công ty Nhân Phúc có in các loại mác vải: mác lụa satin, mác vải giấy, mác vải cắt rời từ các loại vải sử dụng trong ngành may mặc và da giầy. Mác in Nhân Phúc có màu sắc tươi tắn, sắc nét, bền màu khi sử dụng. Danh mục ứng dụng: mác cổ, mác sườn, mác kẹp, mác size, mác hướng dẫn sử dụng, mác quần áo, mác thủ công mỹ nghệ, mác ga gối, mác thời trang, nhãn mác cho các sản phẩm vải, ...
 
 
Liên hệ nhanh: 090465 1862 - 04.6680 9666. Website: www.nhanphuc.vn

Mác dệt, dây dệt | Mác dệt Nhân Phúc | 090 465 1862

Phân xưởng dệt mác Nhân Phúc được trang bị hệ thống máy dệt từ Thụy Sỹ, cho ra những sản phẩm mác dệt, dây dệt cao cấp theo tiêu chuẩn Châu Âu. Mác dệt Nhân Phúc đẹp màu, rõ nét, mịn sợi, mềm tay, không gây ngứa, không thô hay lẫn chỉ. Sản phẩm của chúng tôi đa dạng phong phú: mác quần áo, mác phù hiệu đồng phục, mác quà tặng, thủ công mỹ nghệ, ga gối, giầy dép, đồ da,.... Hãy liên hệ với chúng tôi để đặt hàng theo số máy: 090 465 1862. 
mac det, mác dệt, mac ao, mác áo, det mac, dệt mác, nhan det, nhãn dệt, det nhan, dệt nhãn, nhan mac quan ao, nhãn mác quần áo, tem nhan quan ao, tem nhãn quần áo, nhan mac, tem nhan, mac co, mác cổ, mac suon, mác sườn, mac kep, mác kẹp, day det, dây dệt, xuong det, xưởng dệt, xuong det mac, xưởng dệt mác, cong ty det mac, công ty dệt mác, nha may det mac, nhà máy dệt mác, 



Liên hệ nhanh: 090465 1862 - 04.6680 9666. Website: www.nhanphuc.vn



Dệt may hưởng lợi từ các hiệp định thương mại: Nhiều cơ hội, lắm thách thức
(Lượt xem:15)
Theo các chuyên gia kinh tế, Hiệp định thương mại Đối tác xuyên châu Á - Thái Bình Dương (TPP) sẽ làm thay đổi thương mại dệt may toàn cầu. Mỹ được đánh giá là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới với khoảng 100 tỷ USD/năm, trong số khoảng 500 tỷ USD/năm của tiêu thụ dệt may toàn cầu. Điều đó đang mở ra cơ hội rất lớn cho dệt may Việt Nam khi Việt Nam là một trong 9 thành viên của TPP hiện nay. Tuy nhiên, để được ưu đãi, miễn thuế, tăng thị phần vào Mỹ và các thành viên TPP, dệt may Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện không phải dễ chút nào.
Ngành hàng xuất khẩu chủ lực
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 25%-30% trong những năm qua đã tạo một bước tiến mới cho hàng dệt may Việt Nam. Giá trị thặng dư đang tăng dần, hiện chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đã và đang khẳng định dệt may là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của đất nước. Dệt may vẫn tiếp tục dẫn đầu với trị giá xuất khẩu trong 9 tháng năm 2012 đạt 12,6 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 5,6 tỷ USD, tăng 8%; sang EU đạt 1,81 tỷ USD; sang Nhật Bản đạt 1,45 tỷ USD, tăng 18,7% và sang Hàn Quốc đạt 748 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2011. Dù kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu dệt may chịu tác động giảm sút đơn hàng, nhưng tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn có tăng trưởng cao là nhờ ưu đãi từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương giữa Việt Nam, ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 4 của dệt may Việt Nam
Cùng với đó, việc khởi động đàm phán các hiệp định thương mại giữa Việt Nam, ASEAN với EU, đặc biệt là TPP đang mở ra cơ hội rất lớn cho dệt may Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, TPP có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong thương mại dệt may toàn cầu và Việt Nam đang đặt kỳ vọng rất lớn ở thị trường rộng lớn này, đặc biệt là thị trường Mỹ. Vì hiện nay, không dừng lại ở 9 nước trong TPP hiện có gồm Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Australia, Malaysia, Peru, Mỹ, Việt Nam, TPP sẽ tiếp tục mở rộng thêm nhiều thành viên khác, dự kiến Canada và Mexico sẽ cùng tham gia trong cuộc đàm phán vào tháng 12 tới. 
Thực tế hiện nay, dù được đánh giá là một trong những nước sản xuất, cung ứng hàng dệt may ở top đầu của thế giới, nhưng so với 500 tỷ USD tiêu thụ hàng dệt may toàn cầu mỗi năm thì con số 16 đến 17 tỷ USD xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn quá khiêm tốn.

Cần tập trung vào “ trọng tâm”
Dệt may Việt Nam có thể thay đổi lại thị phần cung ứng hàng dệt may thế giới nếu đạt được thuận lợi trong đàm phán TPP; Tuy nhiên, bài toán thương mại đang được các nước đặt lên bàn cân để đo, đếm rất kỹ lưỡng. Cho đến thời điểm này, sau nhiều cuộc đàm phán, dệt may vẫn là vấn đề quan trọng được đàm phán và điểm quan tâm nhất của ngành Dệt May Việt Nam, vẫn được các bên mang ra ràng buộc. Đó là lĩnh vực dệt, nhuộm để tạo vải - một phân khúc nguyên liệu quan trọng trong chuỗi sản xuất hàng dệt may!
Đây là lĩnh vực Việt Nam vẫn còn yếu và thiếu. Hiện nay, các nhóm thương mại công nghiệp dệt may đã liên tục thúc đẩy Mỹ đẩy mạnh quy định “chỉ sợi tiếp nối”, yêu cầu sản xuất chỉ, sợi, vải, cắt và may các thành phẩm đều phải diễn ra trong khuôn khổ các nước tham gia TPP. Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất dệt may của Việt Nam còn phải nhập từ nhiều Trung Quốc và một số nước ASEAN.

Muốn nhận được sự ưu đãi, hưởng lợi từ các hiệp định thương mại, dệt may Việt Namphải đáp ứng những điều kiện không dễ dàng chút nào. Câu chuyện đầu tư, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đã được bàn tính từ lâu, nhưng đến nay lĩnh vực dệt, nhuộm vẫn chưa có sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ông Lê Trung Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, Nghị quyết 31 của Chính phủ và chương trình 1 tỷ mét vải đã được triển khai thực hiện nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa đạt được mục tiêu như mong muốn. Thực tế đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ cho dệt may có nhưng chậm và điều này làm chúng ta có cảm giác bị giật lùi.

Theo ông Hải, đầu tư vào dệt nhuộm đòi hỏi bí quyết công nghệ, vốn đầu tư lớn, đội ngũ công nhân phải lành nghề. Cái nào tạo ra siêu lợi nhuận thì cũng sẽ gặp nhiều rủi ro lớn. Hiện nay, để đầu tư một nhà máy dệt, nhuộm phải cần 20 đến 30 triệu USD, trong khi đó, đầu tư một xưởng may chỉ cần khoảng 1-2 tỷ đồng. Chính vì vậy, thu hút đầu tư vào may vẫn nhiều hơn. Doanh nghiệp FDI trong ngành dệt may chiếm đến 60%, chủ yếu ở ngành may.
Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong hơn 3.700 doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, số doanh nghiệp may chiếm đến 70%, dệt được 17%, kéo sợi 6%, nhuộm 4%, phụ trợ 3%. Nhiều doanh nghiệp dệt, nhuộm tại TPHCM muốn tìm nơi mới để dịch chuyển sản xuất, nhưng các địa phương đều né tránh vì sợ ô nhiễm. Các doanh nghiệp cho biết họ sẵn sàng đầu tư vào dệt nhuộm nếu nhà nước hỗ trợ khâu xử lý nước thải, vì một mình doanh nghiệp tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải sẽ tốn chi phí lớn…

Cơ hội đã nhìn thấy rõ nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa  làm được hơn khi mà các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm vẫn chưa đủ mạnh và cụ thể để có thể hấp dẫn nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Chuỗi sản xuất dệt may của ViệtNam vẫn sẽ còn gãy khúc,  đầu tư vào dệt, nhuộm vẫn sẽ là một nỗi lo của Việt Namtrong các cuộc đàm phán thương mại. 
Nguồn SGGP

Vinatex: Giải pháp để phát triển bền vững
(Lượt xem:174)

Lương phải là giải pháp ưu tiên
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, mục tiêu phấn đấu của Tập đoàn trước mắt là để Người lao động (NLĐ) có thể lo được cho cuộc sống và đủ khả năng chăm sóc cho ít nhất một người nữa bằng tiền lương của mình.
Động viên bằng tiền lương là một giải pháp hay đã được minh chứng bằng thực tế. Hầu hết mọi nhân viên đều hy vọng mình có được thu nhập vừa ý từ công việc. Đãi ngộ tiền lương là phương pháp quan trọng đáp ứng nhu cầu sinh tồn của mỗi nhân viên. Có được thu nhập cao về tiền lương không những cho họ cảm thấy cuộc sống được bảo đảm mà còn có giá trị biểu hiện về vai trò trong xã hội và thành tựu cá nhân, có ý nghĩa tâm lý rất quan trọng. Vinatex đang phấn đấu xây dựng chế độ lương, thưởng khiến người lao động thật sự yêu công việc, muốn gắn bó với doanh nghiệp, có động lực để phấn đấu vươn lên không ngừng trong công việc và khát khao cống hiến.
Mặc dù khủng hoảng kinh tế và những khó khăn áp lực tác động đến xuất khẩu của ngành dệt may, nhưng lãnh Tập đoàn vẫn chỉ đạo các doanh nghiệp bù đắp thu nhập cho người lao động, thậm chí phải giảm bớt lợi nhuận và làm mọi cách để đời sống người lao động được cải thiện. Nhờ vậy, mức thu nhập bình quân người lao động toàn Tập đoàn đã được nâng cao: năm 2010 là 3,3 triệu đồng người/tháng, thì năm 2011 đạt trên 3,8 triệu đồng/người/tháng, năm 2012 đạt 4 triệu đồng/người/tháng. Tại một số doanh nghiệp, người lao động đã có thu nhập bình quân gần 5 triệu đồng/người/tháng như: TCT CP Phong Phú; TCT May Hưng Yên - CTCP, Cty CP May Quốc tế  Thắng Lợi…
Một số doanh nghiệp nhỏ ở địa phương, hoạt động SXKD kém hiệu quả, sau khi về với Tập đoàn bắt đầu có lãi, thu nhập bình quân cũng đạt trên 3 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, Công ty May Sơn Động mới được thành lập cách nay 2 năm theo NQ 30A của Chính phủ, xóa đói giảm nghèo bền vững cho bà con dân tộc ở Sơn Động, Bắc Giang, nhưng thu nhập bình quân cũng đã đạt 2,8 triệu đ/người/tháng.
Hiện nay, Tập đoàn đang tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 120.000 lao động, hàng loạt các chính sách liên quan đến tiền lương, thưởng, phúc lợi hợp lý cũng được xây dựng để đảm bảo cuộc sống cho người lao động cũng như thu hút thêm nguồn nhân lực mới.
Chăm lo cho người lao động
Thực trạng hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang lao đao vì thiếu lao động, sản xuất kinh doanh gặp khó vì biến động lao động thường xuyên. Riêng ở Tập đoàn Dệt May Việt Nam lao động vẫn yên tâm trụ lại với nghề, đó là nhờ Tập đoàn đã quán triệt đến các đơn vị thành viên nhiệm vụ phải chăm lo tốt đời sống người lao động.
Các DN trong Tập đoàn đặc biệt chú trng đến việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Thực hiện tốt các chế độ chính sách và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện làm việc của người lao động là chủ trương xuyên suốt trong toàn hệ thống Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Đây là nét văn hóa của các doanh nghiệp trong Tập đoàn. Vì vậy, trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam không có đình công, bãi công hay lãn công do lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may trong Tập đoàn đã xây dựng nhiều biện pháp góp phần cải thiện đời sống cho người lao động một cách thực tế.
Ngoài tiền lương, các DN còn có các chế độ tiền thưởng khác như thưởng năng suất, tiết kiệm vật tư, làm việc chuyên cần để khuyến khích người lao động; hỗ trợ tiền tàu xe cho công nhân về nghỉ Tết; tặng thưởng động viên kịp thời các cháu học sinh học giỏi, tặng quà 1/6, Trung thu...
Một số đơn vị đã triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động khu nhà ở cho CNVCLĐ với trên 27.992 m2 nhà ở cho hơn 3.456 gia đình công nhân được thuê trọ. Đặc biệt, với dự án bất động sản Nhân Phú và Tăng Phú House, của Tổng Công ty CP Phong Phú, CBCNV ngành dệt may nói chung có cơ hội sở hữu “ngôi nhà mơ ước” để  an cư lạc nghiệp. Với vị trí hết sức thuận lợi và hội tụ nhiều tiện ích quan trọng, dự án Nhân Phú và Tăng Phú House thực sự là không gian sống lý tưởng đối với CBCNV Phong Phú nói riêng và ngành dệt may nói chung. Hơn thế, Ban Lãnh đạo Tổng Công ty CP Phong Phú đã trăn trở tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhất nhằm “tiếp sức” về tài chính cho CBCNV thông qua những phương pháp hỗ trợ tài chính cho người mua nhà. Ngoài ra, có 8 đơn vị xây nhà trẻ và vẫn duy trì hoạt động của nhà trẻ cho con CBCNV, trên 23 đơn vị có chính sách hỗ trợ cho các bà mẹ gửi con tại nhà trẻ với mức hỗ trợ từ 50.000đ - 350.000đ/cháu/tháng. Một số doanh nghiệp còn có xe ôtô đưa rước công nhân từ nhà đến nơi làm việc như Hanosimex, Hatexco... Một điển hình khác nữa là Công ty CP TNG, với số lượng CBCNV hiện nay là gần 8000 người, thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra Công ty còn có chế độ phụ cấp chuyên cần cho công nhân là 130.000 người/tháng, phụ cấp xăng xe, nhà ở là 10.000đ/người/ngày; phụ cấp ăn trưa 15.000đ/người/bữa và có nhà trẻ cho con em cán bộ công nhân viên công ty.
Không chỉ đảm bảo mức thu nhập cho người lao động nhằm giảm bớt khó khăn khi giá sinh hoạt điện nước tăng, khoảng trên 90% các đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức bữa ăn giữa ca cho CNVLĐ với mức từ 10.000 – 25.000 đ/ suất, đảm bảo ăn ngon đủ chất, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Một số đơn vị còn tổ chức bữa ăn sáng cho CNVLĐ như Tcty Việt Thắng- CTCP, Tcty Dệt May Hòa Thọ, Cty CP may Phương Đông…
Cùng với đó, Tập đoàn rất chú trọng đến cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. Hiện nay, tại các doanh nghiệp của Tập đoàn, tất cả các xưởng sản xuất đều có hệ thống điều hòa không khí, nhà vệ sinh sạch sẽ, môi trường làm việc thân thiện với môi trường. Tập đoàn có Bệnh viện Dệt May và Trung Tâm Y tế để chăm sóc điều dưỡng chữa trị bệnh cho người lao động, tại các DN đều có trạm y tế để theo dõi cấp phát thuốc cho người lao động.
Cuối năm, vào dịp Tết đến, là ngành sử dụng nhiều lao động, mỗi đơn vị khi cho công nhân về nghỉ Tết đều phải lo tiền thưởng Tết cho công nhân, áp lực về tiền là rất lớn, nhưng các doanh nghiệp trong Tập đoàn đều thanh toán thưởng Tết đúng hạn cho công nhân. Ngoài ra, nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống ngành Dệt May Việt Nam 25/3, ngày lễ 30/4, 1/5 và nhân dịp tổ chức tháng công nhân, hưởng ứng chương trình “Chung tay vì CNLĐ ngành Dệt May”, các đơn vị phối hợp cùng các cấp chính quyền tham gia tổ chức hội chợ, mở các gian hàng bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng cho CNLĐ. Vận động các doanh nghiệp trong nước phối hợp tổ chức các gian hàng giảm giá, hội chợ khuyến mại, hỗ trợ giá từ 30 đến 40% đơn giá các mặt hàng phục vụ CNLĐ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà trọ công nhân. Hội chợ bán hàng từng được tổ chức tại Tcty Phong Phú, Tcty Việt Thắng - CTCP và Tcty Dệt May Hòa Thọ…
Trong chiến lược phát triển của ngành Dệt May Việt Nam, lãnh đạo Tập đoàn vẫn chủ trương đưa việc cải thiện đời sống người lao động lên hàng đầu để thu hút lao động, đảm bảo ổn định sản xuất lâu dài và bền vững. Dự kiến từ năm 2013 trở đi người lao động gắn bó làm việc với doanh nghiệp từ 3 năm trở đi thì mức thu nhập sẽ phải nuôi được thêm một suất ăn theo. Lãnh đạo Tập đoàn cho biết, sẽ xây dựng thang bảng lương cơ bản phù hợp với ngành dệt may để khi người lao động nghỉ hưu được hưởng mức trả bảo hiểm xã hội đủ sống và không bị thua thiệt so với người lao động ở một số ngành nghề khác. Ngoài ra, các cá nhân xuất sắc trong các phong trào thi đua lao động sản xuất cũng được nhận phần thưởng xứng đáng do Bộ Công Thương và Tập đoàn Dệt May VN trao tặng.
Không chỉ tập trung vào chế độ tiền lương đảm bảo, điều kiện sống đáp ứng nhu cầu trung bình khá, thông qua các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các Doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã trực tiếp khơi dậy tinh thần và lối sống văn hóa, khoa học vô cùng phong phú cho người lao động. Trong số đó có thể kể đến “Giải bóng đá mini Cup Thắng Lợi năm 2012”. Nhằm khơi dậy phong trào thể dục thể thao, tạo cơ hội giao lưu giữa các công ty, Công Đoàn và Đoàn Thanh Niên các Công ty Thắng Lợi đã phối hợp tổ chức Giải bóng đá mini  từ 17/09/2012 đến 26/09/2012. Hoặc đội bóng đá nữ Phong Phú-Hà Nam, được sự bảo trợ của Tổng Công ty CP Phong Phú trong năm 2012 bằng sự nỗ lực hết mình, lối chơi của đội đã để lại trong lòng người hâm mộ tình cảm tốt đẹp với những trận cầu hấp dẫn. Đội đã đoạt “Giải Đội bóng Phong cách năm 2012”.
Sử dụng đồng vốn hiệu quả
Tuy có số vốn nhà nước nhỏ nhất trong các tập đoàn kinh tế nhà nước nhưng hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh thu 2011 của Vinatex lên đến 35.103 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần vốn chủ sở hữu. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.854 tỷ đồng, tăng 19% so với 2010. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu toàn Tập đoàn đạt 15,7%.
Điểm khác biệt của Vinatex là đã tiến hành cổ phần hóa các đơn vị thành viên rất sớm (từ năm 2001), và không chỉ sớm nhất mà còn đạt hiệu quả cao nhất. Thời điểm hiện tại Tập đoàn có gần 80 đơn vị thành viên, trong đó có 4 công ty do Vinatex nắm giữ 100% vốn điều lệ, 13 công ty có trên 50% vốn điều lệ do Vinatex nắm giữ, số công ty có tỷ lệ này từ 50% trở xuống và công ty liên doanh là 48, còn lại là các đơn vị sự nghiệp. Theo kế hoạch, Vinatex sẽ tiếp tục cổ phần hóa các đơn vị còn lại cũng như công ty mẹ - Tập đoàn trong năm 2012 nhằm thu hút thêm nguồn đầu tư từ bên ngoài, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, Tập đoàn cũng sẽ tiến hành chuyển nhượng các khoản đầu tư ngoài ngành được đánh giá là rất nhỏ (chiếm 6% tổng vốn điều lệ 3.400 tỷ đồng) nhằm huy động nguồn vốn phục vụ đầu tư nâng cao năng lực chuỗi cung ứng sợi - dệt - nhuộm hoàn tất - may của Tập đoàn và của toàn ngành.

Camellia cho cảm xúc thăng hoa
(Lượt xem:58)
Với mục tiêu phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, tiếp tục chiếm lĩnh thị trường nội địa không chỉ đơn thuần là sơ mi, veston cao cấp , ngày 26/10/2012, Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến còn cho ra mắt  sản phẩm Chăn - Drap - Gối thương hiệu Camellia cao cấp mang đẳng cấp quốc tế.
Tại Gian hàng B2 - 13, Tầng hầm B2, Tòa nhà Vincom Center A, 171 Đồng Khởi, P. Bến Nghé, quận 1, TP. HCM, gian hàng giới thiệu và bán  sản phẩm Chăn - Drap -  Gối thương hiệu Camellia đầu tiên của Việt Tiến, được thiết kế ấn tượng với điểm nhấn sử dụng hình ảnh logo thương hiệu hình chim Công, nhiều màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, cam…, tạo nên không gian đa sắc sống động, mang đến cảm giác thoải mái, thư thái, nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất, môi trường mua sắm văn minh, hiện đại.
Sản phẩm Chăn – Drap – Gối cao cấp mang thương hiệu Camellia, được tạo nên từ những nguyên liệu cao cấp 100% cotton, cotton tenten và lông vũ, màu sắc phong phú, mẫu mã đa dạng, với những đường nét thiết kế đặc sắc kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại sẽ mang đến cho bạn một không gian sống lãng mạn, sinh động, sang trọng, dịu mát trong mùa hè, ấm áp về mùa đông, cùng sự quyến rũ đầy quyền lực của thương hiệu đẳng cấp quốc tế “Cho cảm xúc thăng hoa”. Việc xây dựng thương hiệu này nằm trong chiến lược đa thương hiệu, phục vụ cho nhiều phân khúc thị trường tiêu dùng trong nước, góp phần hưởng ứng thiết thực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.


Ngành dệt may nỗ lực về đích
(Lượt xem:128)
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, nhiều nước nhập khẩu hàng may mặc cắt giảm đơn đặt hàng, ngành dệt may VN đã có  sự bứt phá về kim ngạch xuất khẩu khá ngoạn mục. 
Tính đến cuối  tháng 9, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 12,6 tỷ USD tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm ngoái. Để có được mức tăng trưởng này trong bối cảnh thiếu nguồn vốn do ngân hàng thắt chặt tín dụng, chi phí đầu vào tăng, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đã có nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm thị trường mới bên cạnh những thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, EU…
Bà Phạm Minh Hương - Trưởng Ban thị trường - Tập đoàn Dệt May VN nhận định:Quá trình thực hiện công tác nghiên cứu về thị trường XK cũng như xúc tiến thương mại đầu tư thì chúng tôi nhận thấy một xu hướng là VN vẫn tiếp tục nổi lên về tiềm năng và sức cạnh tranh. Triển vọng về  1 số Hiệp định thương mại  tự do mà VN đang đàm phán và tiến tới gia nhập sẽ mở ra một tiềm năng rất lớn cho ngành dệt may VN, bên cạnh năng lực cạnh tranh sẵn có về giá và chất lượng”.

Hiện tại, ở các thị trường mới như  Pakistan
, Angola, Canada, Panama, Hàn Quốc… hàng dệt may VN đã có mặt và được các nhà nhập khẩu chấp nhận với nhiều đơn hàng lớn. Để đẩy mạnh giá trị gia tăng trong xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chuyển mạnh từ gia công sang làm hàng FOB (mua nguyên liệu - bán thành phẩm). Hiện nay, tại các doanh nghiệp lớn của ngành như May 10, Việt Tiến, Nhà Bè, May Đồng Nai, Dệt May Hòa Thọ… tỷ trọng làm hàng FOB đều chiếm từ 50 đến 70% doanh thu.
Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là bài toán lớn nhất đặt ra đối với các doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ khó khăn này. Đơn hàng nhỏ trong thời gian ngắn với kỹ thuật cao và giá cả cạnh tranh quả là một thách thức không nhỏ. Với quyết tâm cao và cách làm bài bản, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc giảm chi phí lao động để nâng cao khả năng cạnh tranh, trong đó, việc ứng dụng công nghệ Lean là một ví dụ tiêu biểu. Từ chỗ chỉ có một vài đơn vị lớn như Việt Tiến, Nhà Bè… ứng dụng, đến nay, hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều đã đưa công nghệ Lean vào chuyền may. Ông Phan Văn Kiệt - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến - Doanh nghiệp đi đầu trong ứng dụng công nghệ Lean vào sản xuất cho biết: “Công nghệ Lean hiện tại  là công nghệ tiên tiến  trong giai đoạn hiện nay. Thông qua công nghệ này cho phép loại bỏ những thao tác thừa, giúp cho việc sản xuất hợp lý và năng suất lao động nâng lên. Với chiến lược đầu tư chiều sâu, máy móc hiện đại kết hợp với công nghệ tiên tiến, năng suất lao động của Việt Tiến trong thời gian qua đã được nâng lên rõ rệt”.
Bên cạnh đó, để nâng cao giá trị gia tăng, ngành dệt may cũng đang ráo riết hình thành  chuỗi cung ứng,  từ trồng bông, kéo sợi, dệt vải đến nhuộm màu. Nhưng muốn làm chuỗi cung ứng phải đầu tư rất đồng bộ và cần nhiều vốn. Trước mắt, ngành tập trung đầu tư vào khâu dệt nhuộm để dần chủ động phần nào nguyên liệu.
Bước sang quý 4, thị trường xuất khẩu dệt may đã có nhiều tín hiệu phục hồi tích cực: kim ngạch vào Mỹ tăng caoNhật Bản đã đạt được tốc độ tăng trưởng  kim ngạch 20% trong tháng 9 và có khả năng sẽ vượt qua EU, trở thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam. Ngoài ra, theo thông lệ quý 4 là quý cao điểm xuất khẩu dệt may. Các đơn vị lớn có thương hiệu uy tín trong ngành đã có đủ đơn hàng cho sản xuất. Tuy nhiên, để nắm bắt được những cơ hội đó, ngành dệt may phải vượt qua nhiều khó khăn và rào cản khác để duy trì sản xuất. Trong đó có những khó khăn từ những đề xuất ban hành chính sách XNK của các bộ, ngành hữu quan.
Theo Tập đoàn Dệt May VN, việc Tổng cục Hải quan đã có đề xuất bổ sung điều kiện được ân hạn thuế và việc Bộ Tài chính  trình lên Chính phủ và Quốc hội về bỏ ân hạn thuế 275 ngày đã tạo một áp lực tài chính rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may. Theo các đề xuất này thì doanh nghiệp khi nhập khẩu nguyên phụ liệu phải nộp ngay thuế nhập khẩu hoặc trình bảo lãnh của ngân hàng mới được ân hạn thuế. Ông Hoàng Vệ Dũng  - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May VN kiến nghị:“Các DN dệt may xuất khẩu đang gồng mình với vấn đề cạnh tranh nên chúng tôi rất muốn Nhà nước tạo môi trường sản xuất kinh doanh ổn định. Hiện nay các bộ, ngành thường đưa ra chính sách mới không ổn định, ví dụ như vấn đề lương tối thiểu hay ân hạn thuế nguyên phụ liệu nhập khẩu. Chúng ta đang muốn làm FOB, ODM thì lại phát sinh chi phí”.

Nhiều năm qua, dệt may là một trong những ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu với những bước tăng trưởng ngoạn mục. Để  sớm chinh phục được mục tiêu  năm 2012, ngành dệt may đang rất cần được tiếp sức bởi những chính sách vĩ mô ổn định và phù hợp.

Vinatexmart: Nhận diện mới – Tầm cao mới
(Lượt xem:253)
Ngày 10/10/2012, tại Dinh Thống Nhất, 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, TP. HCM, Công ty TNHH MTV Thương mại Thời trang Việt Nam (Vinatexmart) tổ chức Lễ công bố hệ thống nhận diện mới và kỷ niệm 11 năm thành lập công ty.
Trãi qua 11 năm hình thành là đơn vị phát triển hệ thống phân phối sản phẩm dệt may trong nước của Tập đoàn Dệt May Việt Nam; Khởi đầu có  4 siêu thị đến nay Vinatexmart đã có gần 77 địa điểm bán hàng tại 29 tỉnh thành trên cả nước. Vinatexmart đã trở thành một trong những đơn vị kinh doanh bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam trọng tâm  là hàng dệt may; với sự tăng trưởng bình quân 25% mỗi năm và những đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội Vinatexmart – thực sự là cầu nối giữa nhà sản suất với người tiêu dùng trong cả nước. 
Bà Dương Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Vinatexmart, cho biết: “Chiến lược phát triển đến năm 2015, Vinatexmart sẽ phấn đấu để mở rộng hệ thống với khoảng 200 cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại mang thương hiệu Vinatexmart tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Riêng trong năm 2012 Vinatexmart sẽ mở thêm 30 siêu thị và nâng tổng số 92 điểm bán hàng” .
Với kỳ vọng sẽ cùng hàng Việt tỏa sáng khắp mọi nơi, vươn cao và vươn xa hơn nữa, Vinatexmart chính thức ra mắt logo mới, đồng loạt thay đổi hệ thống nhận diện trên toàn quốc với logo cách điệu từ 6 cánh sen ( Quốc hoa Việt)  đang bừng nở:  Sen là biểu tượng tinh thần và truyền thống Việt với nét đẹp thanh tao tỏa sáng ở mọi nơi. Từ ý tưởng đó, logo Vinatexmart được vẽ cách điệu theo phong cách hiện đại, những điểm nhấn trên logo thể hiện sự chững chạc,  tin cậy và năng động; 6 cánh sen đa màu sắc trong logo nhằm nhấn mạnh điểm khác biệt về sự đoàn kết, thân thiện của hệ thống siêu thị Vinatex. Logo cánh sen còn là biểu tượng đặc trưng cho văn hoá và nét sống đùm bọc; chăm lo, chia sẻ giữa các thế hệ và thành viên trong gia đình Việt Nam; logo mới như những dải  lụa nhiều màu sắc thể hiện sự phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, logo mới còn là hình ảnh 3 trái tim gắn kết với nhau, tượng trưng cho sự kết nối và gắn bó tạo thành hai bàn tay nâng niu, chăm sóc khách hàng chu đáo.
Với  hệ thống nhận diện mới, Vinatexmart tiếp tục phát triển về cả chất và lượng để đáp lại sự tín nhiệm và ủng hộ của người tiêu dùng luôn tin tưởng chọn hàng Việt nhằm hưởng ứng thiết thực chủ trương “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”.

Ngành may sẽ đem lại nguồn thu lớn cho Tuyên Quang
(Lượt xem:96)
Tuyên Quang vốn là vùng trung du, với thế mạnh là gỗ, giấy, và các đặc sản vùng. Tuy nhiên, dệt may cũng là mặt hàng bắt đầu được tỉnh chú ý khai thác để phát triển.

Vừa qua, trong Hội chợ Thương mại - Du lịch Tuyên Quang 2012 (tháng 9.2012) các gian hàng Việt Nam chất lượng cao tham gia hội chợ đã chiếm 90%, bao gồm các sản phẩm  hàng tiêu dùng phục vụ đời sống như dệt may, lương thực, thực phẩm, da giày; các loại hàng hóa nông lâm, thủy sản; máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, hóa chất; vật liệu xây dựng, trang trí nội thất; hàng thủ công mỹ nghệ...



Trong đó, hàng dệt may là khu nhộn nhịp, thu hút nhiều quan tâm của khách hàng. Việt Nam đã phát triển du lịch sinh thái để hạn chế đói nghèo. Phụ nữ Tuyên Quang nói riêng và phụ nữ vùng Đông Bắc nói chung biết dệt vải đẹp và sau đó sản xuất trang phục để bán không những cho khách du lịch mà còn cho hơn 20 bộ tộc ở khu vực Tuyên Quang và Hà Giang. Vì vậy, cuộc sống của những phụ nữ này được chuyển đổi khi họ có được sự độc lập về tài chính với các ông chồng đi làm xa ở thành phố.

Không dừng lại ở việc phát triển các cơ sở may truyền thống gia đình nhỏ lẻ, Tuyên Quang đã hướng tới việc phát triển may công nghiệp để đem lại nguồn thu lớn hơn cho tỉnh. Ông Hoàng Quốc Bình – Giám đốc Sở Công Thương Tuyên Quang cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có 2 nhà máy may trong khu công nghiệp Thụy Vân với công suất 9 triệu sản phẩm dệt kim và 5 triệu sản phẩm áo jacket/năm. Hai nhà máy này thu hút gần 5000 công nhân, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh.

“Dệt may phát triển ở đâu, thì tổng chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đó sẽ tăng lên.” Ông Bình khẳng định. Trong thời gian tới, hai nhà máy may ở Tuyên Quang cũng sẽ xây dựng kế hoạch để tăng chuyền may, đây là tín hiệu vui không chỉ cho tỉnh Tuyên Quang mà còn cho ngành dệt may nói chung.